Ghép gỗ bằng keo khô nhanh, đảm bảo mối ghép đẹp, bền
Trong ngành sản xuất nội thất và xử lý gỗ, ghép gỗ bằng keo đã trở thành một phương pháp quan trọng để tạo ra những sản phẩm chắc chắn, đẹp mắt và bền bỉ. Kỹ thuật này không chỉ giúp tối ưu nguồn nguyên liệu mà còn mang lại nhiều lợi ích về chi phí và thẩm mỹ. Hãy cùng LECI tìm hiểu chi tiết về phương pháp này trong bài viết dưới đây.
Ghép gỗ bằng keo là gì?
Ghép gỗ bằng keo là kỹ thuật sử dụng các loại keo kết dính chuyên dụng để nối liền các thanh gỗ, mặt gỗ hoặc tấm gỗ với nhau mà không cần dùng đến đinh, vít hay mộng. Phương pháp này giúp tạo nên những sản phẩm gỗ có bề mặt đồng đều, liền mạch, bền bỉ với thời gian mà vẫn giữ được nét thẩm mỹ.
Ghép gỗ bằng keo bằng hệ thống thuỷ lực
>> Xem thêm: Cách ghép mộng gỗ
Ưu nhược điểm ghép gỗ bằng keo
Trước khi quyết định sử dụng keo trong quá trình ghép gỗ, bạn cần hiểu rõ những ưu và nhược điểm của phương pháp này để lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất và chất lượng sản phẩm mong muốn.
Ưu điểm ghép gỗ bằng keo
Điểm nổi bật đầu tiên phải kể đến của phương pháp này chính là khả năng tiết kiệm chi phí và thời gian thi công. So với dùng đinh, vít, việc dùng keo tiết kiệm chi phí hơn. Ghép gỗ bằng keo có thể thực hiện với thiết bị đơn giản trong các xưởng mộc nhỏ hoặc kết hợp với máy móc hiện đại trong các dây chuyền sản xuất lớn.
Tùy vào mục đích và vật liệu gỗ mà có thể áp dụng linh hoạt nhiều loại keo khác nhau. Ưu điểm khác không thể không nhắc đến là tính thẩm mỹ cao. Do không sử dụng đinh hay vít, sản phẩm hoàn thiện có bề mặt phẳng, mịn, không bị lộ các mối ghép, dễ dàng sơn phủ hoặc xử lý bề mặt sau này.
Ghép gỗ bằng keo áp dụng công nghệ cao tần cho sản phẩm có độ hoàn thiện và tính thẩm mỹ cao
>> Xem thêm: Ghép gỗ không cần đinh
Nhược điểm ghép gỗ bằng keo
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời như vậy nhưng ghép gỗ bằng keo cũng có một số nhược điểm. Điều đầu tiên là sự phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng keo cũng như kỹ thuật thi công. Nếu lựa chọn keo không phù hợp hoặc bôi keo không đều, quá trình ép không đủ lực, mối ghép sẽ dễ bị bong tróc và ảnh hưởng đến độ bền tổng thể.
Ngoài ra, một số loại keo yêu cầu điều kiện bảo quản và thi công nghiêm ngặt như độ ẩm, nhiệt độ và các tác nhân môi trường khiến việc vận hành có phần phức tạp hơn đối với những đơn vị chưa có kinh nghiệm. Trong quá trình bôi keo nếu số lượng nhiều quá cũng có thể làm chảy keo ra ngoài mặt gỗ.
Tuy nhiên khi ghép gỗ bằng công nghệ sấy cao tần có thể làm nóng gỗ đồng đều từ bên trong ra ngoài và keo sẽ khô nhanh hơn, nâng cao độ bền và tuổi thọ cho sản phẩm.. Nhờ đó còn có thể rút ngắn thời gian chờ đợi, tăng năng suất và góp phần tối ưu quy trình sản xuất.
Quy trình ghép gỗ bằng keo cũng cần đảm bảo nhiều yêu cầu nghiêm ngặt
3 cách ghép gỗ bằng keo
Tùy theo nhu cầu sản xuất và quy mô xưởng, hiện nay có ba phương pháp ghép gỗ bằng keo phổ biến gồm: thủ công, kết hợp sóng cao tần và ép thủy lực.
Ghép gỗ bằng keo thủ công
Đây là hình thức truyền thống và đơn giản nhất. Người thợ sử dụng chổi, bay hoặc con lăn để quét keo lên bề mặt tiếp xúc của gỗ, sau đó dùng kẹp tay hoặc kẹp gỗ để ép tạm trong thời gian chờ keo khô.
Cách ghép gỗ bằng keo thủ công
Phương pháp này phù hợp với các xưởng mộc nhỏ, các cơ sở sản xuất đơn lẻ, số lượng ít, làm thủ công trong xưởng mộc hoặc dùng cho những mối ghép đơn giản, không cần chịu lực lớn.
Dù chi phí đầu tư thấp, không cần máy móc, linh hoạt, phù hợp cho nhiều kiểu ghép nhỏ nhưng nhược điểm lớn của phương pháp này là lực ép yếu, dễ bị hở mối ghép hoặc không đồng đều. Chất lượng còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người làm. Hơn nữa, phương pháp này không phù hợp cho sản xuất hàng loạt hoặc mối ghép chịu lực cao.
Ghép gỗ bằng keo kết hợp sóng cao tần
Máy ép gỗ bằng keo kết hợp sóng cao tần thường được sử dụng trong các xưởng sản xuất, gia công gỗ. Máy sử dụng sóng điện từ tần số cao để tạo nhiệt và tạo điều kiện cho quá trình khô của keo nhanh hơn.
Quá trình bắt đầu bằng việc bôi keo chuyên dụng lên bề mặt gỗ, sau đó đưa vào máy ép cao tần. Nhờ nguyên lý sử dụng dòng điện cao tần để làm nóng nhanh các phân tử keo, quá trình kết dính diễn ra chỉ trong vài giây đến vài phút, tạo ra mối nối chắc chắn và đồng đều.
Máy ghép gỗ bằng keo kết hợp sóng cao tần
Phương pháp này không chỉ rút ngắn thời gian sản xuất mà còn giúp tăng năng suất vượt trội và được coi là phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay.
Ghép gỗ bằng keo kết hợp sóng cao tần sẽ phù hợp với sản xuất công nghiệp, ghép số lượng lớn, yêu cầu chất lượng cao và đồng đều. Ứng dụng đa dạng như dùng để ghép gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất, cửa gỗ, ván sàn,...
Ưu điểm của phương pháp này gồm có:
Keo khô cực nhanh (tính bằng giây đến vài phút).
Mối ghép chắc chắn, không cần chờ lâu.
Tối ưu cho các loại keo công nghiệp như UF, MUF.
Tự động hóa cao, tăng năng suất.
Tiết kiệm năng lượng, thời gian và chi phí.
Tuy sở hữu rất nhiều ưu điểm như vậy không bên cạnh đó vẫn còn một số nhược điểm cần chú ý như:
Chi phí đầu tư cao.
Cần kỹ thuật vận hành chuẩn xác.
>> Xem thêm: Dịch vụ sửa chữa, bảo trì máy ghép gỗ cao tần nhanh trong ngày
Ghép gỗ bằng keo kết hợp với ép thuỷ lực
Đây là lựa chọn lý tưởng cho các xưởng mộc vừa và lớn khi cần gia công các tấm ván lớn như mặt bàn, tủ hoặc ván ghép thanh. Sau khi bôi keo lên bề mặt tiếp xúc, tấm gỗ được đặt vào máy ép thủy lực để tạo lực nén mạnh và đồng đều trong thời gian chờ keo khô. Phương pháp này thường phù hợp để ghép ván ghép thanh, ghép mặt bàn, tủ, sản xuất công nghiệp hoặc xưởng mộc vừa và lớn.
Ưu điểm của phương pháp này bao gồm:
Lực ép mạnh, đều, mối ghép chắc chắn và đẹp mắt.
Độ chính xác cao nhờ hệ thống điều khiển hiện đại.
Thích hợp cho keo PVA, keo UF…
Chi phí đầu tư máy thấp hơn cao tần, dễ sử dụng hơn.
Bên cạnh đó, ghép gỗ bằng keo kết hợp với ép thủy lực cũng còn những nhược điểm như:
Thời gian chờ keo khô lâu hơn so với cao tần (30 phút đến vài giờ).
Dễ bị chảy keo ra ngoài nếu bôi quá tay.
Cần kiểm soát độ ẩm gỗ kỹ lưỡng để tránh nứt, cong vênh.
Lưu ý khi ghép gỗ bằng keo
Dù áp dụng phương pháp nào, chất lượng keo vẫn là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của quá trình ghép. Lựa chọn đúng loại keo phù hợp với mục đích sử dụng và môi trường làm việc là điều cần đặc biệt lưu ý.
Ngoài ra, bề mặt gỗ phải được làm sạch để đảm bảo độ bám dính tối đa. Độ ẩm của gỗ nên được kiểm tra bằng máy đo chuyên dụng (<12%) để, tránh trường hợp nứt nẻ, cong vênh hoặc mối ghép bị hở do gỗ co ngót sau khi khô.
Bên cạnh đó, kỹ thuật bôi keo cũng đóng vai trò quan trọng. Lớp keo nên được bôi đều tay, bôi một lượng vừa đủ và quan trọng hơn nữa là tuân thủ quy trình vận hành máy theo hướng dẫn.
Những lưu ý khi lựa chọn loại keo, xử lý bề mặt gỗ hay kỹ thuật bôi keo cũng cần được chú trọng
LECI - Đơn vị tư vấn giải pháp ghép gỗ bằng keo uy tín
LECI hiện là một trong những đơn vị tiên phong trong việc cung cấp giải pháp sửa chữa các thiết bị máy ghép cao tần – một công nghệ đang được xem là xu hướng phát triển của ngành mộc hiện đại. Với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về các loại máy ghép gỗ bằng keo, LECI không chỉ phân phối thiết bị chất lượng mà còn tư vấn tận tình cách chọn keo, cách tối ưu quy trình sản xuất và bảo trì máy móc hiệu quả.
Nếu bạn vẫn đang phân vân giữa các phương pháp ghép gỗ bằng keo, hãy để LECI đồng hành cùng bạn trong hành trình nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ.
LECI- đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo hành và tư vấn về các thiết bị hỗ trợ ghép gỗ bằng keo
>> Xem thêm: Linh kiện máy cao tần, bóng cao tần
Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết
Trụ sở 1: Phòng 1901, Tòa nhà Saigon Trade Center, Số 37 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Trụ sở 2: Long Biên, Hà Nội
Email: sales@leci.vn
Số điện thoại: 02822202988
Hotline: (+84) 938746286
- Website: lecitubes.com