Ghép mộng gỗ - Kỹ thuật tạo nên độ bền và thẩm mỹ cho đồ gỗ
Chắc hẳn ghép mộng gỗ không còn là cụm từ xa lạ đối với những người trong nghành mộc. Vậy phương pháp này là gì và có những điểm đặc biệt nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể ngay sau đây nhé!
Ghép mộng là gì?
Ghép mộng gỗ được hiểu đơn giản là sử dụng các phần lồi và lõm trên các miếng gỗ để kết nối chúng với nhau một cách chắc chắn mà không cần dùng đến dụng cụ trung gian như đinh hay keo dán.
Các phương pháp ghép mộng gỗ
Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật ghép mộng, tuy nhiên các kỹ thuật ghép này đều dựa trên 3 phương pháp ghép mộng chính dưới đây:
Ghép rãnh và đục lỗ: Đây là phương pháp phổ biến nhất, thường được sử dụng để kết nối hai miếng gỗ ở góc 90 độ. Trong đó một đầu thanh gỗ được tạo mộng (tenon) để khớp vào lỗ mộng (mortise) trên thanh gỗ kia. Loại ghép mộng này được ứng dụng từ lâu đời và chắc chắn nhất trong ngành chế biến gỗ.
Ghép rãnh và đục lỗ
Kỹ thuật này yêu cầu độ khéo léo, chính xác cao để đảm bảo mối ghép chắc chắn và bền bỉ. Ngày nay, đây là một trong những mối ghép phổ biến nhất được sử dụng trong chế biến gỗ để chế tạo bàn, ghế, tủ, khung giường, cửa ra vào, cửa sổ,....
Ghép mộng đuôi én: Mối ghép mộng gỗ đuôi én là một kỹ thuật ghép nối tạo ra các mối ghép có hình dạng giống đuôi én, thường được sử dụng nhất trong sản xuất ván gỗ công nghiệp, ván ghép thanh.
Mộng đuôi én cung cấp độ bền cơ học cao và khả năng chống kéo tốt, thường thấy trong các ngăn kéo và hộp gỗ.
Phương pháp ghép mộng đuôi én thẩm mỹ
Ghép mộng chốt nối: Phương pháp này sử dụng các chốt gỗ tròn có đường kính nhỏ để tăng cường độ chắc chắn có các mối ghép vuông góc. Loại chốt này có thể thay thế cho đinh, vít hoặc các phương pháp ghép truyền thống như mộng, đuôi én,...
Ghép mộng chốt nối
Mặc dù loại mối ghép này có cấu tạo đơn giản nhưng việc thi công lại không hề dễ dàng. Chốt phải có độ chính xác tuyệt đối để tạo ra một mối ghép đạt chất lượng. Kỹ thuật này phù hợp với việc ghép ván, ghép gỗ công nghiệp và đồ nội thất.
Ứng dụng phương pháp ghép mộng gỗ
Mộng gỗ có thể được ứng dụng trong hầu hết mọi loại nội thất kiến trúc trong gia đình. Phổ biến nhất vẫn là dùng cho lắp ráp giường, tủ, kệ và chân bàn, ghế hay những ổ khóa mang đậm tính chất truyền thống, cổ điển.
Minh hoạ kỹ thuật ghép mộng gỗ trong thiết kế bàn ghế
Ngoài ra kỹ thuật ghép mộng gỗ này còn dùng để gắn kết các chi tiết của khung tranh, cửa gỗ và cả trong kiến trúc truyền thống như nhà gỗ, đền chùa. Nhờ khả năng tạo liên kết chắc chắn, thẩm mỹ mà không cần đến đinh vít, ghép mộng giúp các sản phẩm bền, đẹp theo thời gian, giữ được nét thủ công tinh tế.
>> Xem thêm: Cách ghép gỗ không cần đinh
Ưu nhược điểm phương pháp ghép mộng gỗ
Không chỉ dừng lại ở mục đích kết nối các khối gỗ, kỹ thuật ghép mộng còn mang đến nhiều giá trị to lớn. Tuy nhiên, cũng tương tự như những kỹ thuật khác, ghép mộng cũng sẽ có cả ưu điểm và nhược điểm cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Ưu điểm ghép mộng gỗ
Ghép mộng gỗ là một trong những kỹ thuật có truyền thống lâu đời và đòi hỏi tay nghề tinh xảo bậc nhất trong nghề mộc, đến nay phương pháp này vẫn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất cao cấp và xây dựng kết cấu gỗ. Những ưu điểm nổi trội của phương pháp này thường được biết đến như:
Tính thẩm mỹ cao: Ghép mộng gỗ giữ được vẻ đẹp tự nhiên, liền mạch của vân gỗ. Những mối ghép tinh xảo như mộng đuôi én còn tạo nên điểm nhấn thú vị.
Có độ bền và chắc chắn: Các mối ghép được thiết kế gắn chặt vào nhau, giúp mối liên kết bền vững, chịu được lực tốt và tuổi thọ cũng cao hơn vì gỗ không bị nứt ở các mối nối.
Không cần vật dụng hỗ trợ khác: Ghép mộng gỗ không cần dùng đến đinh, vít hay keo quá nhiều, giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường hơn.
Thích hợp với đồ gỗ cao cấp: Phương pháp này thường được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ tự nhiên cao cấp hoặc hàng thủ công mỹ nghệ nhờ giá trị kỹ thuật và thẩm mỹ cao.
Giữ tính truyền thống: Phương pháp này thể hiện được tay nghề và sự tỉ mỉ của người thợ, mang giá trị truyền thống được gìn giữ qua nhiều đời.
>> Xem thêm: Sơn gỗ UV và công nghệ sấy sơn gỗ tốt nhất
Nhược điểm ghép mộng gỗ
Dù mang đến nhiều ưu điểm là vậy nhưng phương pháp ghép mộng gỗ vẫn còn một số nhược điểm:
Khó gia công, đòi hỏi tay nghề cao: Việc làm mộng thủ công chuẩn xác yêu cầu người thợ phải có kinh nghiệm và kỹ năng cao. Nếu chỉ một sai lệch nhỏ cũng khiến mối ghép lỏng, không chắc chắn. Nếu không làm thủ công, việc cắt mộng đòi hỏi máy móc chuyên dụng để đảm bảo độ chính xác. Chi phí đầu tư máy cũng là một vấn đề đáng lo ngại và cần phải cân nhắc.
Tốn rất nhiều thời gian sản xuất: So với phương pháp dùng đinh, vít hoặc keo, ghép gỗ cao tần, ghép mộng mất nhiều thời gian hơn cho các bước đo đạc, khoét lỗ, kiểm tra kỹ thuật. Điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, đặc biệt khi phải sản xuất hàng loạt.
Hạn chế về kết cấu gỗ: Một số loại gỗ mềm hoặc giòn (như gỗ tạp, gỗ công nghiệp) có thể không phù hợp vì có kết cấu yếu, không giữ được mộng chắc chắn hoặc dễ nứt gãy trong quá trình gia công, sử dụng. Độ co ngót tự nhiên của gỗ có thể ảnh hưởng đến độ khớp của mối ghép theo thời gian.
Hạn chế trong một số ứng dụng: Không phù hợp cho các sản phẩm cần tháo lắp linh hoạt (như nội thất lắp ráp). Với các kết cấu lớn như dầm, cột nhà, ghép mộng có thể không đủ chắc chắn nếu không kết hợp với các phương pháp gia cố khác.
Ghép mộng gỗ đòi hỏi kỹ thuật cao
>> Xem thêm: Dịch vụ sửa máy ghép cao tần
Cách ghép mộng gỗ
Những lợi ích mà ghép mộng gỗ mang đến luôn được đánh giá cao nên phương pháp này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Một số kỹ thuật ghép mộng gỗ thường được ứng dụng có thể kể đến như:
Ghép mộng gỗ 3 chiều
Mộng gỗ hình đám mây
Cấy ghép mộng gỗ kiểu chân bàn
Ghép mộng gỗ dạng đế tủ
Mộng gỗ dạng tẩu hút thuốc
Mộng gỗ theo kiểu hình quạt
Ghép mộng từ 2 thanh gỗ
Mộng cấy ghép bằng đinh gỗ
Kết hợp ghép rãnh và đục lỗ
Các kỹ thuật ghép mộng gỗ thông dụng
Ghép mộng gỗ là một kỹ thuật truyền thống nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong ngành mộc cho đến hiện nay. Dù đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, thời gian thi công lâu hơn so với các phương pháp khác nhưng ghép mộng gỗ lại có thể mang lại độ bền cao, có tính thẩm mỹ và thể hiện sự tinh xảo trong từng chi tiết sản phẩm. Với các ứng dụng đa dạng trong đời sống, ghép mộng gỗ không chỉ là kỹ thuật mà còn là nghệ thuật của những người thợ mộc. Với những ưu điểm mà nó mang lại, ghép mộng gỗ chắc chắn vẫn sẽ giữ vững vị trí của mình trong tương lai ngành gỗ Việt Nam và cả trên thế giới.
>> Xem thêm: Máy ghép gỗ cao tần
Mặc dù ghép mộng gỗ là kỹ thuật truyền thống mang lại tính thẩm mỹ cao và độ bền đáng tin cậy, nhưng với sự phát triển ngày càng hiện đại, nó không thực sự phù hợp với các mô hình sản xuất có quy mô lớn, nơi yêu cầu sự chắc chắn, tốc độ nhanh chóng và đồng đều tuyệt đối. Chính vì vậy, nhiều nhà máy đã chuyển sang các giải pháp công nghệ khác như ghép gỗ bằng công nghệ cao tần. Đây được coi như một phương pháp thay thế thông minh và ngày càng được ứng dụng rộng rãi.
Công nghệ ghép gỗ cao tần
LECI - Đơn vị tư vấn giải pháp ghép mộng gỗ uy tín
Nắm bắt cơ hội và không ngại đổi mới để phát triển, LECI đã trở thành một đơn vị tư vấn giải pháp ghép mộng gỗ có uy tín trong ngành. Đến với LECI, khách hàng có thể yên tâm với sự chuyên nghiệp, nhiệt tình và chu đáo của đội ngũ nhân viên tại đây.
LECI - Đơn vị giải pháp máy ghép gỗ
Mỗi dịch vụ đều được thực hiện chuẩn chỉnh theo quy trình riêng, mang đến trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng nhất. Đặc biệt, ngoài sửa chữa các loại máy ghép gỗ cao tần, tại đây còn cung cấp đầy đủ linh kiện thay thế, rút ngắn thời gian chờ đợi cho khách hàng.
>> Xem thêm: Linh kiện máy cao tần, bóng cao tần
Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết
Trụ sở 1: Phòng 1901, Tòa nhà Saigon Trade Center, Số 37 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Trụ sở 2: Long Biên, Hà Nội
Email: sales@leci.vn
Số điện thoại: 02822202988
Hotline: (+84) 938746286
- Website: lecitubes.com