5 Cải tiến công nghệ nâng cao năng suất nhà máy gỗ

Ngành gỗ của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trở thành nước đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu đồ gỗ. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành gỗ vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế. Để nâng cao năng suất nhà máy gỗ và giúp đồ gỗ ngày càng chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao với các nước khác đòi hỏi cần có những cải tiến công nghệ nhà máy gỗ.

Cải tiến công nghệ nâng cao năng suất nhà máy gỗ

Ngành công nghiệp gỗ đóng vai trò trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, đóng góp lớn vào GDP và mở ra cơ hội việc làm, tạo nguồn thu nhập, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và được xem là ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Bên cạnh những lợi thế đó, ngành gỗ cũng gặp phải những thách thức trong quá trình phát triển lớn mạnh hơn nữa.

nang-cao-nang-suat-nha-may-go-1

Cần có những cải tiến công nghệ nhà máy gỗ để giữ vững vị trí mũi nhọn xuất khẩu hàng đầu nước ta

Đầu tiên phải kể đến nguồn nhân lực dồi dào nhưng đa số chưa có kinh nghiệm và thiếu sự đào tạo chuyên nghiệp, vận hành máy móc thiếu chuyên nghiệp. Năng suất lao động động trong ngành chế biến gỗ còn thấp, chỉ bằng 50% của Philippines hay 40% năng suất của Trung Quốc.

Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp chưa ứng dụng được các công nghệ gỗ hiện đại, máy móc chưa được đầu tư bài bản, có hệ thống. Nhìn chung trong thời kỳ qua có một số công ty áp dụng các cải tiến công nghệ như khoa học xử lý biến tính gỗ hay tạo những vật liệu composite gỗ nhưng vẫn chưa thực hiện được triệt để.

Vì thế, việc cải tiến công nghệ nhà máy gỗ là điều cấp bách hiện nay nhằm tăng năng suất sản xuất gỗ, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng gỗ và hiệu quả quản lý, tối ưu chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao độ chính xác của sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn lao động cho công nhân được tốt hơn. Dưới đây là 5 biện pháp cải tiến công nghệ gỗ phù hợp để đưa vào ứng dụng.

Công nghệ sấy gỗ cao tần tiết kiệm 70% thời gian sấy gỗ

Sấy gỗ cao tần là phương pháp mới trong số các ứng dụng công nghệ sản xuất gỗ nhưng mang lại hiệu quả rất cao, tiết kiệm đến 70% thời gian sấy so với các cách thông thường (từ 5-7 ngày đạt 10 khối). Gỗ sẽ được sấy trong từ trường của dòng điện xoay chiều có tần số cao, trong môi trường này, các phần tử mang điện sẽ chuyển động ma sát, tạo ra nguồn nhiệt năng cực lớn để làm khô gỗ. Phương pháp này  được kết hợp với sấy chân không và được sử dụng để làm khô các loại gỗ có giá trị, tránh làm hư hỏng và nâng cao chất lượng gỗ.

Sấy gỗ cao tần giúp quá trình sấy nhanh và hiệu quả hơn, ít tổn thất về nhiệt và dễ dàng cho doanh nghiệp ứng dụng. Quan trọng nhất là lợi ích nâng cao chất lượng gỗ, gỗ sau khi sấy không bị cong, vênh, đổi màu mà độ khô còn đồng đều, độ ẩm tối ưu, đặc biệt có thể sấy các vách gỗ dày như cột nhà mà các phương pháp sấy khác không làm được. Đặc biệt, loại máy này rất thân thiện với môi trường, đã được áp dụng hiệu quả trong chương trình cải tiến công nghệ nhà máy gỗ tại Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ.

nang-cao-nang-suat-nha-may-go-2

Công nghệ sấy gỗ cao tần được áp dụng để nâng cao chất lượng gỗ

Công nghệ này cần chi phí lắp đặt khá lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao để vận hành nhưng đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng nòng cốt về nguồn lực lao động và cơ sở vật chất.

Một trong những công ty cung cấp linh kiện máy chất lượng trên thị trường hiện nay chính là công ty LECI. Cung cấp sản phẩm uy tín, chế độ bảo hành tốt cùng đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm, LECI xứng đáng là sự lựa chọn ưu tiên về các dòng máy cao tần.

>> Xem thêm: Các giải pháp tiết kiệm điện trong nhà máy gỗ

Chuyển giao công nghệ của hệ thống ghép gỗ 

Ghép gỗ (hay còn được gọi là gỗ ghép thanh) dùng những thanh gỗ nhỏ sau khi được xử lý để loại bỏ các thành tố gây hại đến gỗ như mối, mọt, ẩm mốc sẽ được dùng keo để gắn lại thành tấm thông qua hệ thống cảo quay. Hệ thống ghép gỗ này tốn nhiều thời gian để gỗ khô tự nhiên, thông thường mất khoảng 45 phút. 

Các doanh nghiệp nhỏ thường áp dụng công nghệ gỗ này vì chi phí đầu tư không nhiều và tiết kiệm năng lượng điện. Tuy nhiên nếu để sản xuất lâu dài và cho những đơn hàng lớn thì gây ra nhiều hạn chế như tốn nhiều thời gian, yêu cầu số lượng nhân công lớn, ngoài ra keo khô không đều làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này.

Nhằm tăng năng suất sản xuất gỗ cũng như nâng cao chất lượng gỗ, các doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống máy ghép cao tần. Đây là dòng máy chuyên ghép gỗ ngang sử dụng sóng cao tần làm khô keo trong thời gian ngắn. Phần lớn công ty lớn, sản xuất gỗ nhiều thường sử dụng công nghệ gỗ này bởi các ưu điểm mà nó mang lại. Thời gian keo khô hoàn toàn chỉ từ 3-5 phút, rút ngắn hơn rất nhiều so với hệ thống cũ, tần số vô tuyến giết chết vi khuẩn và lỗ khoan trong gỗ, đảm bảo thành phẩm đạt chất lượng cao nhất có thể. Ngoài ra thiết kế của máy ghép gỗ này rất thân thiện, dễ thao tác, tiết kiệm thời gian đào tạo.

Nếu doanh nghiệp lắp đặt để sử dụng trong thời gian ngắn có thể chi phí đầu tư hơi cao nhưng những lợi ích mà nó mang đến khi sản xuất gỗ dài hạn là điều đã được công nhận. 

nang-cao-nang-suat-nha-may-go

Công nghệ ghép gỗ cao tần mang lại hiệu quả cao

Sau khi tham khảo qua những lợi ích của hệ thống máy ghép gỗ cao tần, nếu cần thêm bất kỳ thông tin nào hoặc cần sửa chữa hãy nhanh tay liên hệ với LECI để được hỗ trợ ngay! LECI được biết đến là đơn vị uy tín với hơn 13 năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam. Đơn vị tự hào có thể đảm bảo mang đến những giải pháp tốt nhất cho khách hàng và không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ của mình. Tại đây các bạn có thể tham khảo đa dạng các linh kiện máy ghép gỗ có sẵn, đồng thời đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp hỗ trợ lắp đặt, bảo trì và sửa chữa nhanh chóng, giúp bạn có những trải nghiệm ưng ý nhất.

Cải tiến máy sấy keo gỗ UV, tiết kiệm 50% điện năng

Một ứng dụng công nghệ sản xuất gỗ tiếp theo mà các doanh nghiệp nên tham khảo để tiết kiệm chi phí và tăng năng suất sản xuất gỗ chính là cải tiến máy sấy keo gỗ UV. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng máy sấy keo gỗ dùng linh kiện biến áp thông thường. Loại linh kiện này có giá thành rẻ, độ phổ biến cao nên dễ dàng mua hoặc tìm kiếm sản phẩm thay thế khi máy xảy ra vấn đề.

Tuy nhiên biến áp thường có kích thước lớn, khó di chuyển và sơ đồ đầu nối khá phức tạp gây hạn chế mỗi khi sửa chữa. Nguồn điện đầu ra không ổn định nên khó điều chỉnh mức độ ánh sáng, đồng thời gây hao phí điện năng và có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.

Dần dần máy sấy keo được cải tiến sử dụng biến áp điện tử UV được biết đến nhiều hơn, đây là dòng biến áp sử dụng công nghệ mới, có thể linh hoạt điều chỉnh các thông số như điện áp đầu ra, dòng điện đầu ra và tần số làm việc, bảo đảm cho dòng điện hoạt động ổn định và giúp doanh nghiệp có thể linh động sử dụng các loại bóng đèn khác nhau.

Máy sấy keo dùng biến áp điện tử UV có thể điều chỉnh dòng điện phù hợp với dòng điện hoạt động của bóng, nâng cao tuổi thọ của bóng đèn. Việc ổn định dòng điện áp còn giúp cho máy hoạt động ổn định hơn, giảm thiểu hư hỏng. Hơn thế nữa, biến áp giúp tăng hiệu quả sấy, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo sản phẩm được sấy đều và đồng bộ.

nang-cao-nang-suat-nha-may-go-4

Biến thế điện tử UV

Có tác dụng tăng năng suất sản xuất gỗ, tiết kiệm điện, giảm hư hỏng cho máy móc nhưng máy sấy keo gỗ UV vẫn chưa được sử dụng phổ biến bởi vì nó sử dụng loại thiết bị mới và giá thành vẫn còn khá cao. Tuy nhiên, nhờ vào các ưu điểm và lợi ích vượt trội mà nó mang đến chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm từ các doanh nghiệp cần cải tiến công nghệ gỗ.

LECI là đơn vị chuyên cung cấp biến thế điện tử, các linh kiện máy ngành gỗ, linh kiện máy sấy UV. Đảm bảo có sẵn hàng tồn kho, giao nhanh trong ngày cho quý khách hàng.

Cắt, định hình gỗ bằng máy Laser CNC

Cắt và định hình gỗ là một trong những khâu khó khăn, yêu cầu sự tỉ mỉ và trình độ kỹ thuật cao, bước này góp phần quan trọng đến tạo hình và giá trị của thành phẩm. Một số doanh nghiệp hiện nay áp dụng công nghệ cắt, chạm khắc gỗ bằng máy Laser CNC vì nhận thấy những ưu điểm mà nó mang lại.

Máy cắt khắc Laser gỗ là dòng máy cắt và khắc gỗ có chất lượng tốt, sử dụng tia laser công nghệ tiên tiến để tiền hành cắt trên bề mặt gỗ. Máy có thể cắt được các vật liệu phi kim dạng tấm với độ dày khác nhau và có độ chính xác, sắc nét cao.

Máy có ưu điểm chạy với tốc độ đồng đều, nâng cao hiệu quả sản xuất, cho phép tạo ra các mô hình, chữ, hình ảnh từ gỗ. Tốc độ của máy rất nhanh, giảm thời gian sản xuất và còn có khả năng tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu đa dạng của khách hàng.

nang-cao-nang-suat-nha-may-go-3

Máy cắt, định hình gỗ laser hỗ trợ nâng cao chất lượng gỗ 

Bên cạnh đó, máy cắt, khắc laser vẫn còn một số như giới hạn về độ dày vật liệu. Nếu miếng gỗ có độ dày lớn sẽ gây khó khăn cho việc cắt cũng như tốn nhiều thời gian hơn. Máy cắt laser có chi phí khá đắt, đặc biệt với các máy có công suất lớn và có tính chuyên sâu.

Giải pháp tự động hoá cho dây chuyền sản xuất

Để đuổi kịp theo sự phát triển của ngành kinh tế thế giới, các doanh nghiệp cần có biện pháp cải tiến công nghệ nhà máy gỗ bằng cách áp dụng dây chuyền sản xuất tự động hoá. Thông thường phải kể đến 5 giải pháp tự động hóa sau đây:

  • Giải pháp tự động hóa ngành chế biến gỗ sử dụng hệ thống máy móc tự động: Doanh nghiệp có thể sử dụng các máy móc tự động có hệ thống được lập trình với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau, giảm thiểu sự can thiệp của con người, góp phần tiết kiệm thời gian và công sức, tăng khả năng sản xuất hàng loạt. Sử dụng hệ thống máy móc tự động làm tăng tính nhất quán và chính xác trong quá trình sản xuất, hơn nữa chúng còn có thể được lập trình để kiểm tra chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu.

  • Giải pháp tự động hóa ngành chế biến gỗ sử dụng robot: Robot được lập trình để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong sản xuất như cắt, khoan, xử lý, đánh bóng gỗ,... giúp thay thế con người khỏi những công việc có tính chất nguy hiểm, giảm thiểu tai nạn do lao động.

nang-cao-nang-suat-nha-may-go-4

Ứng dụng robot vào dây chuyền sản xuất cải thiện năng suất và đảm bảo an toàn cho người lao động

  • Giải pháp tự động hóa ngành chế biến gỗ sử dụng công nghệ IoT: Công nghệ mang tên Internet of Thing cho phép các thiết bị kết nối với nhau thông qua mạng internet tạo thành một hệ thống thông minh để quản lý và tối ưu sản lượng.

  • Giải pháp tự động hóa ngành chế biến gỗ sử dụng trí tuệ nhân tạo: Giải pháp này cho phép các thiết bị được trang bị phần mềm AI, tự động xử lý các vấn đề xảy ra trong quy trình sản xuất. Hệ thống AI còn có thể dựa vào dữ liệu kinh doanh để phân tích và đưa ra những gợi ý cho việc tối ưu hoá quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh.

  • Giải pháp tự động hóa ngành chế biến gỗ sử dụng Blockchain: Blockchain là một công nghệ được phát triển để quản lý và trao đổi các loại tài sản kỹ thuật số và tiền điện tử, giúp theo dõi quy trình sản xuất gỗ, đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong từng khâu sản xuất. 

Một doanh nghiệp muốn đứng vững vị trí trong nền công nghiệp gỗ cần có sự sáng tạo, tư duy sẵn sàng đổi mới phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Hy vọng bạn có thể nhận ra được lợi ích của việc kết hợp các cải tiến công nghệ nhà máy gỗ vào các khâu sản xuất nhằm tăng năng suất sản xuất gỗ, giảm chi phí lao động chân tay và hao tổn năng lượng, mở ra một tương lai phát triển hơn cho ngành công nghiệp gỗ.

Để có thêm thông tin về các linh kiện ứng dụng công nghệ tiên tiến cho máy móc sản xuất gỗ hoặc bảo trì, sửa chữa máy, hãy nhanh tay liên hệ với LECI - đơn vị với 13 năm kinh nghiệm chuyên sửa chữa các dòng máy cao tần, máy UV cho nhiều doanh nghiệp lớn, luôn đặt sự tận tâm và nhiệt tình để hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất!

Thông tin liên hệ:

  • Công ty TNHH LECI

  • Phòng 1901, Tòa nhà Saigon Trade Center, Số 37 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

  • Phone: 02822202988

  • Hotline: (+84) 0938746286 (Zalo, Whatsapp)

  • Website: www.lecitubes.com